Bình Định có những đặc sản gì ? Khám phá tinh hoa thiên nhiên đất võ

Giảm 5% cho đơn hàng từ 999k

Bình Định có những đặc sản gì ? Khám phá tinh hoa thiên nhiên đất võ
Ngày đăng: 15/03/2023 11:30 AM

    1/ Giới thiệu

    Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam được thành lập 30/06/1989, có tổng diện tích tự nhiên 6.025km2, Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, Nam giáp tỉnh Phú Yên, Tây giáp tỉnh Gia Lai, Đông giáp Biển Đông, cách Thủ đô Hà Nội 1.065km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 686km, cách Thành phố Đà Nẵng 300km

    Bình Định còn là địa phương nổi tiếng với nghệ thuật hát Bội (Tuồng), bài Chòi độc đáo. Đặc biệt còn nổi tiếng là miền đất võ với những làng võ, lò võ vang danh khắp xứ

    Mã vùng: 0256, mã biển số xe: 77

    2/ Đặc sản Bình Định

    2.1/ Rượu bầu đá

    Rượu Bàu Đá là sự cộng hưởng của nhiều nhân tố. Đầu tiên đó là sự thừa hưởng dòng nước ngọt ngào của ngọn nguồn sông Kôn được ủ lạnh, lọc trong từ những hộc đá ngầm ở Vực Bà, Nước Miên, Nước Trinh, sông Kxôm, Hầm hô... Tiếp đến là sự khéo léo, cần mẫn của con người vùng “đất võ trời văn”. Sự cộng hưởng giữa thiên nhiên và tài hoa con người đã tạo nên thứ rượu đậm đà.

    Rượu Bàu Đá (còn gọi Bầu Đá) có nồng độ rất cao, hơn 50 độ, uống nhanh say nhưng say rồi không thấy mệt. Muốn có rượu ngon, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men, dụng cụ nấu, cộng với kinh nghiệm gia truyền. Chỉ nguồn nước sông Kôn ngọt ngào mới cho ra loại rượu ngon, thơm và uống có hậu ấy (giới uống rượu dùng từ này chỉ cho loại rượu uống xong còn ngòn ngọt ở cổ). Khi nấu rượu, không dùng nồi nhôm mà dùng nồi đồng, nắp đậy nồi bằng đất nung; cất rượu bằng ống tre. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo.

    2.2/ Tré Bình Định

    Được bọc trong hình hài trông như những chiếc “cán chổi” nhỏ xíu được treo lủng lẳng ở các tiệm ven đường, tré Bình Định là một trong những mồi nhậu không thể thiếu của người dân bản địa ăn kèm cùng với rượu bầu đá. Nguyên liệu để làm nên món tré nức tiếng đều là những nguyên liệu quen thuộc như: thịt tai heo, thịt đầu heo, thịt ba chỉ cùng với gia vị mè, thính, riềng, ớt, lá ổi non và tỏi. Món tré với đầy đủ các vị mặn, ngọt, béo, chua, cay và chát thường được dùng như món khai vị trong các bữa tiệc.

    2.3/ Chả ram tôm đất

    Từng cuốn chả ram nhỏ gọn, đơn giản nhưng chứa đựng nhiều sự khéo léo của người làm, hương vị của chúng càng không tầm thường nếu biết cách chiên đúng chừng mực. 

    Cuốn chả ram có vị đậm đà từ thịt, ngọt của tôm đất và sự giòn giòn sựt sựt của ít nấm mèo. Bạn sẽ cảm nhận được cái giòn tan trong miệng không thể nói nên lời. Cả nhân chả và vỏ chả hòa quyện thành 1 hương vị thơm ngon khó cưỡng.

    2.4/ Nem chả chợ huyện

    nem ngon là nhờ vào cách chế biến công phu nhưng yếu tố chính vẫn là thịt heo. Thịt, phải là thịt heo cỏ 6-8 tháng tuổi, cân nặng chừng 60kg trở lại. Heo có thịt săn nhiều nạc, màu đỏ sẫm. Thịt nạc phải săn, tươi, được cắt theo chiều ngang thớ thịt chừng 3cm, thái nhỏ, để ráo nước rồi mới cho vào cối quết. Thợ làm nem là những người trai lực lưỡng. Muốn thịt được nhuyễn, dai, giòn, người thợ phải quết liên tục, không có quãng thời gian ngừng tay lâu, chỉ dừng lại khi thịt đã “chín”. Mỗi cối thịt chỉ nặng chừng vài ký.

    Trong lúc quết, họ còn cho thêm đường và muối theo một tỷ lệ chính xác. Khi thịt đã chín, nhuyễn người ta cho tiêu hạt và da heo đã xắt nhỏ như con bún, hoặc nhNem chợ Huyện có vị ngon rất riêng và độc đáo: Không mềm như nem Thủ Đức, cũng không ngọt như nem Lai Vung, nem An Cựu.

    Khi ăn, lột bỏ hai cuộn lá chuối bên ngoài, rồi đến lớp lá ổi bên trong, ruột nem hồng hồng hiện ra xinh xắn đã thấy nước miếng tứa ra chân răng. Cắn một miếng, ta cảm nhận ngay vị dai dai, sần sật, chua chua, giòn giòn, vị ngọt thanh khó diễn tả.

    2.5/ Xoài tượng

    “Cam xã Đoài – Xoài bình Định”

    Xoài Bình Định có nhiều loại: Xoài thanh ca, xoài tượng, xoài tro, xoài sẻ, xoài mật... Mỗi loại đều có những hương vị độc đáo riêng. Nhưng thơm ngon nhất vẫn là xoài tượng. Dưới triều Nguyễn, xoài tượng Bình Định rất được các vua yêu thích, được chọn làm phẩm vật dâng tiến lên vua

    Xoài tượng quả to, hình thuôn dài, vỏ xoài xanh tươi, chín thì chuyển màu vàng tươi tắn, hương thơm ngạt ngào. Khi cắt ra miếng, xoài vàng ươm, mọng nước, cơm xoài thơm dày. Dưới triều Nguyễn, xoài tượng Bình Định có tên riêng là “đại mông” - thứ quả to, vỏ xanh, thịt vàng, vị ngọt và ngon.

    Xoài tượng được trồng nhiều nơi ở Bình Định, nhưng có thể do thổ nhưỡng nên xoài ở Phù Cát, Tuy Viễn, Tuy Phước ngon hơn một bậc. Mộc bản triều Nguyễn, sách Đại Nam nhất thống chí, quyển 9 cũng ghi lại rằng: “Quả xoài: ngon nhất là xoài ở ba huyện Phù Cát, Tuy Viễn, Tuy Phước, có lệ cống”.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Hotline: 0963130240
    Chỉ đường icon zalo Zalo SMS: 0963130240